Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Ức chế tâm

là nén tâm, chịu đựng, ép buộc hay bắt buộc làm cho tâm không khởi niệm (vọng tưởng), v.v… Pháp ức chế tâm gồm có: Niệm Phật A Di Đà, niệm thần chú, biết vọng liền buông, Chẳng niệm thiện niệm ác, chăn trâu, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, Lục Diệu Pháp Môn, Thiền Minh Sát Tuệ, tham thoại đầu, tham công án, v.

... Toàn bộ kinh sách phát triển đều dạy ức chế tâm, nên chẳng cần tư duy theo niệm, chỉ cố ức chế tâm vượt qua những lúc tâm giận hờn phiền não mà thôi. Khi ức chế tâm thấy tâm sân không còn, tưởng là xả tâm vì vậy tâm sân không bao giờ hết.

Ức chế tâm có hai cách:

1- Chịu đựng mọi sự giận hờn, căm tức, phiền não, sợ hãi, lo rầu, v.v.. mà không bao giờ nói ra cho một ai biết. Sự chịu đựng này gọi là kham nhẫn. Ví dụ: Trong gia đình có người chồng độc tài luôn luôn bắt vợ con phải tuân theo lệnh của mình, sai bảo đâu làm đó, không được làm trái.

Những người bị bắt buộc như vậy gọi là chịu đựng, những người chịu đựng là những người ức chế tâm. Sức chịu đựng sẽ đến một mức độ nào đó thì không còn chịu đựng nổi. Khi không còn chịu đựng nổi thì thần kinh hưng phấn, thần kinh hưng phấn thì người ấy bị rối loạn thần kinh, bị điên khùng, bị tẩu hỏa nhập ma, v.

... Suốt thời gian chịu đựng thì người ấy là người khổ đau tận cùng của cuộc đời mình.

2- Người dùng một đối tượng, một pháp môn để ức chế tâm không khởi niệm vọng tưởng, đó là loại ức chế có pháp môn, có phương cách.

Loại ức chế tâm này có đường lối, có phương pháp để dẫn tâm vào thế giới tưởng như: Thiền xuất hồn, Thiền Yoga, Thiền Đại Thừa, Thiền Đông Độ, Thiền Lục Diệu Pháp Môn, Mật Tông, Tịnh Độ Tông, v.v…